NFT là gì? Trong giai đoạn thế giới đối mặt với dịch COVID, thị trường tiền số (Crypto) đã bước vào thời kỳ tăng trưởng mạnh. Nhiều loại coin NFT cũng ồ ạt phát hành.
Tuy rằng bước sang năm 2022, thị trường Crypto dường như bước vào thời kỳ ngủ đông nhưng NFT nói chung vẫn được ứng dụng rộng rãi. Không chỉ phổ biến trong lĩnh vực tiền số mà NFT còn đang cần trở thành một phần không thể thiếu của ngành giải trí, logistics. Vậy chính xác thì NFT là gì?
NFT là gì?
Muốn hiểu rõ bản chất NFT là gì, bạn cần tìm hiểu qua khái niệm và đi sâu phân tích nguồn gốc hình thành.
Khái niệm về Non – Fungible Token (NFT)
NFT viết tắt theo cụm từ Non – Fungible Token, hiểu nôm na là những mã thông báo không thể thay thế. Chúng được tạo ra và vận hành trên các chuỗi Blockchain. Mỗi NFT đều mang tính riêng biệt, không thể hoán đổi cho nhau.

Trong thế giới kỹ thuật số, từng NFT lại đại diện cho một vật phẩm trong thế giới thực. Có thể hiểu đơn giản rằng chúng tương tự như một dạng tài sản kỹ thuật số được mã hóa từ sản thực tế.
Hiện nay, NFT thường tồn tại theo định dạng hình ảnh, video, tiền kỹ thuật số,.. Mỗi mã NFT đều giới hạn nhất định, gần như mang tính độc nhất.
Nguồn gốc ra đời của NFT
Ý tưởng về một loại mã thông báo không thể thay thế NFT xuất hiện từ năm 2012. Lúc bấy giờ, Yoni Assia đã giới thiệu Colored Coin trên chuỗi Blockchain Bitcoin. Giá trị mỗi Colored Coin thời điểm đó tương đương 1 Satoshi. Đây là dự án ứng dụng Blockchain vào việc chứng nhận quyền sở hữu tài sản. Thế nhưng không lâu sau đó, Colored Coin sớm đi vào thất bại.
Đến năm 2014, dự án Counterparty hoạt động tương tự như Colored Coin ra đời. Dự án này cũng xây dựng trên nền tảng chuỗi khối Blockchain Bitcoin nhưng có phần hoàn thiện hơn. Counterparty hỗ trợ người dùng tạo ra một loại tiền tệ hoặc tài sản bất kỳ.

Tuy nhiên phải tới năm 2017, NFT mới thực sự hoàn thiện trước sự ra đời của ERC-721. Theo đó, ERC-721 hỗ trợ các nhà phát triển phát hành tài sản số và giao dịch chúng trên chuỗi khối rộng lớn Blockchain Ethereum. Kể từ đây, tất cả nền tảng hỗ trợ giao dịch như Counterparty đều không còn cần thiết. Các mã thông báo NFT hoàn thiện hơn dần phổ biến trên Ethereum.
Cơ chế hoạt động của NFT
Tương tự phần lớn những mã thông báo token hoạt động trên Blockchain, mỗi NFT tồn tại ở một địa chỉ duy nhất. Nếu không được chủ sở hữu cho phép thì NFT sẽ không thể bị copy hoặc chuyển nhượng cho bất kỳ ai, kể cả với nhà phát hành NFT đó.
Hiện nay, NFT đang được giao dịch tổng thể trên thị trường tiền số. Chẳng hạn như trên sàn giao dịch Binance, sàn phi tập trung BakerySwap,.. Tiêu chuẩn về NFT cũng ngày một đa dạng chứ không còn theo chuẩn ERC-721 đơn thuần như trước.

Đặc trưng cơ bản của NFT
Tính độc nhất, vĩnh cửu, có thể sở hữu và được lập trình là tính chất đặc trưng cơ bản của NFT.
- Độc nhất: Mỗi NFT luôn mang tính độc nhất, không thể bị hoán đổi với những NFT khác, chúng không thể bị sao chép.
- Vĩnh cửu: NFT luôn tồn tại vĩnh viễn. Thông tin liên quan đến thời gian phát hành, lịch sử chỉnh sửa đều được lưu lại.
- Có thể lập trình: NFT là một dạng code trên chuỗi khối kỹ thuật Blockchain. Chúng chỉ được xác định bởi chính tác giả.
- Tính sở hữu: Người sở hữu mã thông báo NFT có thể sở hữu và toàn quyền quyết định sử dụng.
7 Ứng dụng phổ biến của NFT
NFT đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Ví dụ như nghệ thuật, tài chính, game, số hóa tài sản,.. Tất cả vẫn còn khá mới mẻ nhưng hứa hẹn sẽ mở ra xu hướng tiên phong trong nhiều ngành nghề.
Ứng dụng trong nghệ thuật
Với những tác phẩm nghệ thuật khan hiếm, người ta thường ứng dụng NFT để số hóa tác phẩm. Tình trạng giả mạo, sao chép tác phẩm nghệ thuật diễn ra rất thường xuyên trong thực tế. Tính độc nhất của NFT sẽ đảm bảo tác phẩm được số hóa không thể bị sao chép.

NFT tạo ra cơ chế xác nhận quyền sở hữu, dễ dàng xác minh nguồn gốc. Người dùng có thể download tác phẩm theo dạng hình ảnh rồi lưu trên thiết bị. Mặc dù dễ dàng download, họ lại không thể chứng minh nguồn gốc, không thể mua bán. Như vậy, chị chủ sở hữu tác phẩm mới có thể chứng minh nguồn gốc, chuyển nhượng tác phẩm cho người khác theo dạng NFT.
Giá trị của mỗi tác phẩm nghệ thuật không chỉ phụ thuộc vào vẻ đẹp nhưng còn quyết định bởi tính độc nhất. Vậy nên, điều quan trọng người sở hữu tác phẩm phải chứng minh được nguồn gốc cũng như quyền sở hữu đối với tác phẩm đó.
Mới đây, một bảo tàng NFT đã được mở ra tại Hoa Kỳ. Đây chính là không gian lưu trữ vô số tác phẩm đã qua số hóa. Nói chung, trong lĩnh vực nghệ thuật thì NFT vẫn ứng dụng khá rộng rãi.
Ứng dụng trong sưu tầm
Bên cạnh ứng dụng trong lĩnh vực nghệ thuật, NFT là vật phẩm sưu tầm yêu thích của không ít người dùng.
Chẳng hạn như với dòng tweet của Jack Dorsey về sưu tầm NFT, Jack Dorsey đã tạo ra một NFT từ tài khoản đó và bán với giá 2.915.835,47 USD.

Có lẽ không ít người thắc mắc rằng liệu rằng tác phẩm NFT nào cũng đều có giá trị cao. Tuy rằng mang tính độc nhất nhưng không phải tác phẩm NFT nào cũng giá trị. Chính vì thế, người ta thường chỉ số hóa tác phẩm nghệ thuật thực sự giá trị, được khách hàng quan tâm.
Ứng dụng trong tài chính
Trong mảng thị trường tài chính phi tập trung DeFi, NFT ngày càng ứng dụng rộng rãi. NFT ứng dụng trong lĩnh vực tài chính phi tập trung đã mở ra một xu hướng mới, nơi mà bất kỳ ai cũng dễ dàng tạo ra và sở hữu NFT của riêng mình.

Chẳng hạn như JustLiquidity đang ứng dụng mô hình NFT cá cược. Nền tảng này cho phép người dùng đặt cược token trong một khoảng thời gian cụ thể. Trong đó, NFT giống tấm vé vào cửa dùng một lần. JustLiquidity tương tự như một thị trường trực tiếp phân phối NFT, chứng nhận và cấp quyền truy cập.
Ứng dụng trong âm nhạc
Nếu tìm hiểu NFT là gì, bạn nên tham khảo ứng dụng của dạng mã thông báo NFT trong lĩnh vực âm nhạc. Giống như những bức ảnh NFT, một file nhạc cũng có thể số hóa thành dạng NFT khẳng định quyền sở hữu của tác giả. Từ đó tạo điều kiện cho người dùng sưu tầm, mua bán.

Rào cản lớn nhất trong quá trình số hóa tác phẩm âm nhạc thành dạng NFT chính là vấn đề thanh toán bản quyền. Nhưng đến nay vấn đề này đã được giải quyết.
Theo đó, sản phẩm âm nhạc phát hành trên Blockchain sẽ nằm trong quyền kiểm soát, phát hành. So với nền tảng trực tuyến YouTube, Amazon Music, Blockchain vẫn còn tương đối mới mẻ nhưng hứa hẹn mở ra xu hướng tiên phong trong lĩnh vực âm nhạc.
Ứng dụng vào game
Ngành công nghiệp game trên toàn cầu vẫn tăng trưởng mạnh với giá trị nghìn tỷ USD. Giờ đây, người chơi không chỉ trải nghiệm game đơn thuần mà họ còn có nhu cầu giao dịch vật phẩm, kiếm tiền trong game.

Một vài năm gần đây, nhiều nhà phát triển game đã ứng dụng NFT để số hóa vật phẩm, tạo độ khan hiếm cho vật phẩm kiến chúng giá trị hơn. Dù chỉ mới phổ biến nhưng giao dịch vật phẩm NFT trong ngành công nghiệp game đã đạt giá trị cả tỷ USD.
Axie Infinity và Battle Pets là hai dự án game ứng dụng khá thành công NFT, tạo ra nền kinh tế ảo vô cùng giá trị. Người nắm trong tay vật phẩm game cũng chính là đang sở hữu tài sản có thể mua đi bán lại qua giao dịch trực tiếp P2P.
Mã hóa tài sản thực tế
Mã hóa tài sản thực tế thành NFT có vẻ như còn chưa tới mới mẻ. Thế nhưng trong tương lai nếu thành công trong việc phổ biến NFT, người dùng sẽ dễ dàng chứng minh quyền sở hữu tài sản hơn.
Chẳng hạn như trong thị trường bất động sản, quyền sở hữu với một mảnh đất hay ngôi nhà nào đó luôn ở dạng giấy tờ vật lý. Trên giấy tờ chứng minh về sở hữu tài sản phải đầy đủ chữ ký, đấu đấu rõ ràng. Vậy nhưng, loại giấy vật lý này vẫn dễ bị làm giả, bị hư hỏng.
Tuy nhiên nếu ứng dụng NFT vào số hóa tài sản bất động sản thì quá trình kiểm tra, chứng minh quyền sở hữu chắc chắn đơn giản hơn. Thời điểm hiện tại mặc dù mã hóa tài sản thực tế NFT vẫn còn hơi xa vời nhưng trong tương lai thì không có gì là không thể.
Bên phải bất động sản, trang sức có giá trị cũng là tài sản phù hợp để chuyển đổi thành NFT. Khi đó, chủ sở hữu gần như không phải dùng đến bất kỳ chứng từ vật lý nào, không cần lo lắng tình trạng mất cắp.
Ứng dụng vào lĩnh vực Logistics
Logistic đóng vai trò như xương sống của nền kinh tế toàn cầu. Chính vì thế việc ứng dụng công nghệ mới vào chuỗi cung ứng ngày càng được chú trọng. Nhằm ra tao tính minh bạch, rút ngắn khâu trung gian. NFT đã mở ra một xu hướng mới, gia tăng hiệu quả cho toàn ngành Logistic.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp vận tải lớn trên toàn cầu đã ứng dụng NFT quy trình lưu trữ dữ liệu. Quá trình tra cứu nguồn gốc, lịch sử hành trình vận chuyển, vị trí lưu trữ hàng hóa đã trở nên dễ dàng hơn.
Làm thế nào để tạo ra một NFT?
Không khó để tạo ra một NFT bất kỳ. Ngay cả khi không am hiểu công nghệ Blockchain, bạn vẫn dễ dàng sở hữu những NFT cho riêng mình giới thiệu hỗ trợ của các công cụ. Nếu như cần tạo ra tác phẩm nghệ thuật giá trị, mua bán trao đổi trên môi trường số, bạn nên chuyển chúng thành dạng NFT. Một số thị trường giao dịch như Mintable, OpenSea,.. Đều tạo điều kiện cho người dùng chuyển đổi tài sản sang NFT.
Trong quá trình tạo NFT, bạn cần chú ý lựa chọn nền tảng Blockchain thích hợp. Chẳng hạn như với nền tảng OpenSea, bạn thấy được hỗ trợ khởi tạo và phát hành NFT miễn phí. Ethereum đang là chuỗi khối Blockchain phổ biến nhất, nơi tạo điều kiện cho hội nhà phát triển phát hành NFT. Bên cạnh đó mua số nền tảng như Tezos, Tron,.. Cũng là môi trường phù hợp để bạn phát hành NFT.
Tiêu chí lựa chọn dự án NFT tốt để đầu tư
Mặc dù thị trường trên điện tử lao dốc mạnh trong năm 2022 nhưng tiềm năng tăng trưởng của NFT vẫn khá lớn. Nếu lựa chọn được dự án tốt, bạn có thể cân nhắc đầu tư. Sau đây là phần phân tích đánh giá tiêu chí lựa chọn một dự án NFT tốt.

- Tính ứng dụng: Một dự NFT tiềm năng phải sở hữu các sản phẩm, dịch vụ có tính ứng dụng cao trong thế giới kỹ thuật số cũng như thực tế. Nếu như một dự án NFT ứng dụng nhiều trong game hoặc xác minh danh tính, dự án đó sẽ có tiềm năng phát triển trong tương lai.
- Đảm bảo độ khan hiếm: Tính độc nhất và khan hiếm chính là đặc điểm làm cho một NFT lên giá trị. Vì thế bạn hãy ưu tiên lựa chọn dự án sở hữu sản phẩm, dịch vụ độc đáo khiến khách hàng phải khao khát.
- Cộng đồng người dùng hùng mạnh: Một cộng đồng người dùng hùng mạnh đóng vai trò như nền tảng cho một dự án NFT tăng trưởng đường dài.
- Nguồn gốc rõ ràng: NFT phát hành bởi người nổi tiếng hoặc công ty có danh tiếng sẽ tạo được uy tín hơn.
Cách mua bán NFT
Luôn có nhiều cách để bạn mua hoặc bán NFT. Trước tiên bạn sẽ cần lựa chọn nền tảng hỗ trợ giao dịch NFT. Trong đó, Binance Smart Chain và Ethereum chính là 2 Blockchain hàng đầu cho phép người dùng giao dịch NFT.
NFT không thể mua bán thông qua thẻ tín dụng hay Paypal. Thay vào đó, bạn cần dùng đến một số loại tiền điện tử như BTC, ETH, BNB để mua một loại NFT nào đó.
Muốn mua những loại tiền điện tử trên thì bạn có thể mua trên sàn Binance hoặc một số sàn giao dịch lớn khác. Nếu đã sở hữu loại tiền điện tử phù hợp, bạn hãy chuyển chúng vào ví và bắt đầu giao dịch với NFT.
Kết luận
Từ phần phân tích trên đây, hy vọng bạn sẽ hiểu một cách cặn kẽ về định nghĩa NFT là gì. NFT ngày càng ứng dụng sâu rộng trong nhiều lĩnh vực của đời sống, góp phần tạo ra các xu hướng mới. Nếu muốn đầu tư vào NFT, bạn hãy chú ý lựa chọn những dự án uy tín, có khả năng phát triển trong tương lai.